I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
Câu chuyện về Bác: Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền
Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử - có 118 Chủ tịch ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã đã công bố một bản đề nghị: "Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: "Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới". Sau ngày hoà bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: - Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình. Theo sách Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (tập I), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2015 Link tham khảo: https://bitly.com.vn/VVVPf 2. Lời Bác dạy Báo "Cứu quốc" số 69, ngày 17-10-1945 có đăng “thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”. Bác viết: “Tôi vẫn biết trong các bạn có nhiều người làm theo đúng chương trình của Chính phủ và rất được lòng dân. Song cũng có nhiều người phạm những lầm lỗi rất nặng nề. Những lầm lỗi chính là:
1. Trái phép - Vì tư thù, tư oán mà bắt bớ và tịch thu làm dân oán thán.
2. Cậy thế - cậy thế mình trong ban này, ban nọ rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân chứ không phải để cậy thế với dân.
3. Hủ hoá - ăn uống cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra? Thậm chí lấy của công 2 dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô, các cậu ủy viên cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai phải chịu?
4. Tư túng - kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài, có đức, không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai.
5. Chia rẽ bênh vực lớp này, chống lại lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân nhượng lẫn nhau, hoà thuận với nhau.
6. Kiêu ngạo - tưởng mình ở trong cơ quan chính phủ là thần thánh rồi. Coi khinh dân gian, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên. Không biết rằng thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ. Bác cho rằng “Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân, tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Mặt khác, Bác ân cần nhắc dạy chúng ta rằng: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến”. Đối với những cán bộ sai lầm, trong sách “Sửa đổi lối làm việc” Bác nêu “một không sợ”, “hai sợ”. - Không sợ có sai lầm, khuyết điểm. - Sợ thứ nhất “không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm...”. - Sợ thứ hai “và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp đỡ cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm”. “Trừ những người cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm là vì không hiểu, không biết. Vì vậy đối với cán bộ bị sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn như thế. Sự sửa đổi khuyết điểm một phần cố nhiên là trách nhiệm của cán bộ đó. Nhưng một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo”. Sửa chữa sai lầm, cố nhiên dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hoá. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng. Trong công tác xét xử. Bác nhắc nhở “Không vì công mà quên lỗi - không vì lỗi mà quên công”, thuyết phục giáo dục là hàng đầu, nhưng phải có kỷ luật rất nghiêm. Phải phân tích rõ ràng cái cớ sai lầm, phải xét kỹ lưỡng việc nặng hay nhẹ, phải dùng xử phạt cho đúng”. “Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm”. "Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư, tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa... Những thói xấu đó có từ lâu, nhất là trong 80 năm nô lệ. Những thói xấu đó, họ mang từ xã hội vào Đảng. Cũng như những người hàng ngày lội bùn, mà trên mình họ có hơi bùn, có vết bùn. Như thế thì có gì là kỳ quái?”. “Cũng như một nhà có rể khờ, dâu dại không thể cấm họ gặp gỡ bà con. Đảng ta dù muốn giấu những người và những việc không tốt kia, cũng không thể giấu. Quần chúng luôn luôn liên lạc với Đảng ta... Họ chẳng những trông thấy 3 những người tốt, việc tốt mà họ cũng trông thấy những người xấu, việc xấu trong Đảng. Họ sẽ ngơ ngác mà hỏi Đảng này là Đảng tốt, đảng viên đều là người tốt, vì sao lại có những người vu vơ, những việc mờ tối như thế nhỉ?”. Bốn hai năm đã qua, ngày nay, đọc lại những lời dạy bảo chí tình, chí nghĩa, chí ân ấy của Bác mà chúng ta giật mình, thấy nhức nhối trong tim.
(Theo Những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
Link: https://bitly.com.vn/q1icc
II. THEO DÒNG LỊCH SỬ
Ngày kỷ niệm trong tháng như:
- 80 năm Ngày Khởi Nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940 – 27/9/2020);
- 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2020);
- 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2020);
- 64 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2020);
- 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020);
- 106 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2020).
III. ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 10/2020
- Tiếp tục nắm bắt và định hướng tình hình tư tưởng, các thông tin dư luận xã hội, nhất là các thông tin dư luận xã hội trên các trang mạng xã hội, thường xuyên báo cáo với lãnh đạo để xử lý kịp thời. Đặc biệt tăng cường tuyên truyền công tác Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các công trình, phần việc ý nghĩa chào mừng... của các cấp bộ Đoàn, thanh thiếu nhi toàn thành phố.
- Tăng cường tuyên truyền “Mỗi ngày 1 tin tốt, mỗi tuần 1 câu chuyện đẹp” trên fanpage đơn vị, gương điển hình trong các phong trào thi đua và các lĩnh vực học tập, công tác; kết quả sơ kết 04 năm triển khai chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đánh giá các mô hình cách làm hiệu quả; gương thanh niên tiêu biểu làm theo lời Bác. Tăng cường tuyên truyền các nội dung về triển khai các bài học lý luận chính trị, cuộc vân động Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên thời kỳ mới, tăng cường tuyên truyền công tác triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các địa phương, đơn vị trong thành phố; lồng ghép với tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2020; phản ánh phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh của thành phố.
- Đẩy mạnh tuyên truyền công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên. Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Tập trung tuyên truyền công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với chủ đề "Tuổi trẻ Bảo Lộc tự hào tiến bước dưới cờ Đảng"; thực hiện thi đua 30 ngày cao điểm chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI bằng các hoạt động ý nghĩa.
- Tiếp tục thông tin tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 lồng ghép với tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phong trào thi đua toàn dân thực hành và tham gia phòng, chống các loại dịch bệnh tại cộng đồng nhất là loại dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa mưa, bệnh bạch hầu… Tuyên truyền công tác phòng, chống thiên tai, nâng cao tinh thần chủ động, ý thức sẵn sàng ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thông tin các hoạt động đầu tư, nâng cấp, nạo vét kênh mương, hệ thống tiêu thoát nước, tránh ngập ứng cụ bộ; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống cháy - nổ, tai nạn đuối nước, tan nạn thương tích trẻ em.
- Tuyên truyền trong đoàn viên, thanh niên, học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến như: Cuộc thi trắc nghiệm “Thi an toàn giao thông” trên mạng xã hội VCNET do Thành ủy phát động; tuyên truyền, hướng dẫn, triên khai đoàn viên tham gia học tập, nghiên cứu các bài học lý luận chính trị dành cho đoàn viên do Trung ương Đoàn triển khai trên Cổng thông tin điện tử học tập, nghiên cứu lý luận chính trị (hoclyluan.doanthanhnien.vn)…
- Tăng cường tuyên truyền các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, nhà nước khẳng đnh vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với Liên hiệp quốc, Asean, các diễn đàn, các tổ chức quốc tế khác trong đó nổi bật là năm chủ tịch Asean và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Đẩy mạnh tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển, hải đảo, chủ trương, lập trường nhất quán của Đảng ta trong giải quyết các tranh chấp. - Tuyên truyền, triển khai thực hiện Luật Thanh niên (sửa đổi), Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, trọng tâm là tham mưu chính sách cho thanh niên. Tiếp tục công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Virus Covid-19 gây ra; nhanh chóng triển khai chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học, công tác Hội và phong trào sinh viên, công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2020 – 2021; định hướng chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2021; các hoạt động tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026.…Tuyên truyền các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong tháng như: 80 năm Ngày Khởi Nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940 – 27/9/2020), 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2020); 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2020); 64 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2020); 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020); 106 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2020).