NGÀY ĐOÀN VIÊN NĂM 2024

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 1/2022

Thứ sáu - 07/01/2022 03:36
I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 
Cách thiết thực để kỷ niệm ngày thành lập Ðảng” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những lời dạy của Bác Hồ dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam Tại Đại hội sinh viên lần thứ hai, ngày 07/5/1958, một lần nữa, Bác nhắc lại và nhấn mạnh: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng”. Bác còn nói: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân ngày càng no ấm, vui tươi”. Tiếp đến là bài học về đức và tài: Tại Đại hội sinh viên lần thứ hai, ngày 07/5/1958, Bác nhấn mạnh hai phẩm chất hàng đầu của học sinh, sinh viên phải rèn luyện trong nhà trường là đức và tài. Sau này, Bác còn dùng khái niệm hồng và chuyên. Đức và tài, hồng và chuyên luôn đi đôi với nhau, song hành tồn tại cùng nhau trong một con người. Bác đã có những chỉ dẫn phong phú về mối quan hệ giữa tài và đức trong việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện và sử dụng con người. Luôn luôn gắn tài với đức, Người thường dùng từ ghép: “bậc tài đức”, “kẻ hiền năng”, “tài khác nhau nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”. Theo Bác, giữa tài và đức thì đức là gốc, là nền tảng: “Đạo đức là cái gốc của người Cách mạng”. Bác giải thích đạo đức Cách mạng rất giản dị, cụ thể: “Đạo đức Cách mạng không phải những điều cao siêu, xa lạ mà đối với mỗi người bất kỳ ở cương vị nào cũng đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích phục vụ chủ nghĩa xã hội”. Sau cùng là bài học về lý tưởng Cách mạng: Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế trẻ Việt Nam nói chung và cho sinh viên nói riêng là một trong những vấn đề được Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Bác ân cần khuyên nhủ: “Chúng ta không có một chút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”. Lý tưởng cách mạng đối với tuổi trẻ như ánh sáng mặt trời với sự sống, là sự gắn bó hữu cơ, là sự tự nguyện, tự giác, là sự đòi hỏi tự thân, nó thường trực, hướng tới: “Không một chút nào được quên”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương bao la, sâu sắc nhất. Người đã khẳng định: “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà… Chính vì thế, việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của toàn xã hội” Đã nhiều năm trôi “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa”, qua nhưng những lời căn dặn Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn mãi còn nguyên giá trị như thuở nào. Đây là tình cảm, là tư tưởng, là lời dạy, là định hướng cho lớp người sẽ làm chủ tương lai của đất nước và đó cũng luôn là kim chỉ nam cho các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
                                                                                                              (Sưu tầm)

II. THEO DÒNG LỊCH SỬ
1. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên - bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta (06/01/1946 - 06/01/2022)
 
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên- bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc.... - Báo Hải Quân Việt Nam

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử. Sắc lệnh ghi rõ: “Chiếu theo Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16, 17/8/1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên”.
Để xúc tiến công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử, ngày 29/9/1945, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 51-SL, ngày 17/10/1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử. Về ý nghĩa cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người nói: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc của nước nhà”; “Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”; “Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”. Những đối tượng được ra ứng cử đại biểu Quốc hội, theo Người là “Những người muốn lo việc nước” và “Hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”.
Cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên ở nước ta diễn ra trong điều kiện thù trong, giặc ngoài, tình hình kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Do vậy, cuộc Tổng tuyển cử lần này không chỉ là một cuộc vận động chính trị thông thường, mà thực chất là cuộc đấu tranh chính trị vô cùng gay go, phức tạp và không kém phần quyết liệt. Đặc biệt, trong quá trình đấu tranh thương lượng và nhân nhượng, chúng ta đã thừa nhận 70 ghế đại diện của Việt Nam Quốc dân đảng (Việt quốc), Việt cách trong Quốc hội mà không thông qua bầu cử cũng như việc có đại diện của họ tham gia Chính phủ lâm thời. Đây là sách lược hết sức mềm dẻo và khôn khéo của Mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm cô lập bọn phản động và hạn chế sự chống phá điên cuồng của chúng.
Trong diễn văn khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người nhấn mạnh: “Các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối...”. Bởi theo Người: “Quốc hội là tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi”, “Quốc hội đoàn kết nhất trí, toàn dân đoàn kết nhất trí thì khó khăn nào chúng ta cũng khắc phục được và thắng lợi nhất định về tay ta”.
Để cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên diễn ra thắng lợi, ngày 05/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “... Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...”.
Để mọi cử tri thực thi nhiệm vụ thiêng liêng của mình, trên Báo Cứu quốc số đặc biệt ra ngày 06/01/1946 có đăng bút tích của Người: “Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội khóa đầu tiên của nước ta”.
Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên diễn ra đúng như kế hoạch và thu được thắng lợi. Chỉ một bộ phận ở phía Nam tiến hành vào ngày 23/12/1945 (do không kịp nhận lệnh hoãn), còn hầu hết đều tiến hành ngày 06/01/1946. Tất cả 71 tỉnh, thành phố có 89% tổng số cử tri đi bỏ phiếu. Cả nước bầu được 333 đại biểu. Tại thủ đô Hà Nội có 91,95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng ngoại thành đi bỏ phiếu; kết quả 6 trong 74 ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%). Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I - Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Phát biểu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội phát triển dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội đoàn kết...”. Người mong rằng Quốc hội phải cố gắng để làm tròn trách nhiệm của mình trước nhân dân. Và để làm được điều đó: “… Quốc hội phải có những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phục vụ chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình đó, một mặt phải phát huy vai trò đại diện của đại biểu Quốc hội nhưng mặt khác người dân phải phát huy quyền của mình. Người khẳng định: “Lựa chọn những đại biểu như vậy là quyền lợi và nghĩa vụ của người cử tri...” và “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. 76 năm đã qua, ngày 06/01/1946 đã đi vào lịch sử của dân tộc ta. Quốc hội Việt Nam đến nay đã tiến hành 15 cuộc bầu cử.
Kế thừa và phát huy giá trị lịch sử của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, các cuộc bầu cử Quốc hội tiếp theo luôn thể hiện quyết tâm và ý chí độc lập tự do, giữ vững chủ quyền dân tộc của Nhân dân ta, tự mình sáng suốt lựa chọn người đại diện chân chính của mình vào Quốc hội, tự mình quyết định tham gia vào việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

2. Lịch sử ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam (09/01/1950 - 09/01/2022)
Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tầng lớp nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền Cộng hòa non trẻ. Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950, phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chống “độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp khắp hai miền Nam - Bắc. Ngày 09/01/1950, Đoàn thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường Pháp - Việt tại Sài Gòn như Pétrus Ký, Chasseloup Laubat, Marie Curie, Taberd, Gia Long, Huỳnh Khương Ninh, Việt Nam học đường, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Mỹ thuật Gia Định, trường Pháp lý, Y Dược,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt, trong đó có Ban lãnh đạo học sinh cứu quốc Sài Gòn. Học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình ngày 09/01/1950. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa đơn thỉnh nguyện. Bọn cảnh sát và lính đã đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ và bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và cảnh sát Bình Xuyên. Nhiều em học sinh ngã gục trước sự đàn áp dã mãn. Trần Văn Ơn - người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên, sau khi đã dũng cảm hứng chịu những xô đẩy và dùi cui để che chở cho các em học sinh nhỏ tuổi hơn, anh đã bị trúng Lịch sử ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam (09/01/1950 - 09/01/2022) đạn. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 09/01/1950 khi chưa tròn 19 tuổi. Thi thể anh Trần Văn Ơn được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, được lực lượng học sinh cùng các y, bác sĩ, công nhân ở bệnh viện túc trực canh bảo vệ không cho bọn địch phi tang. Tin Trần Văn Ơn mất đã ngay lập tức gây náo động trong giới học sinh sinh viên Sài Gòn, trở thành tâm điểm và đồng loạt các tờ báo lớn của Sài Gòn đã đưa tin. Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950, đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Trước linh cữu anh là hương án có 2 câu viết bằng máu của học sinh: “Chết vì tổ quốc, chết mà vẫn sống, Sống kiếp Việt gian, ô nhục muôn đời”. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai. Trong số đó, điếu văn của đại biểu các học sinh, sinh viên có đoạn: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 09 tháng 01 - ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm.
Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh - sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 09/01 hàng năm là Ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V diễn ra ngày 22-23/11/1993 tại thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.

 
Lịch sử ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9/01/1950

Trải qua 72 năm thành lập, các thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam luôn kế tục và phát huy những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, được Đảng và Nhà nước dày công bồi dưỡng, đó là: “Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ XHCN, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc và Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn, về Hội. Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học - nghệ thuật, thể dục thể thao… Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập nghiên cứu khoa học, chia sẻ khó khăn với nhân dân, không đòi hỏi cho riêng mình khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn”.
(Nguồn: Sưu tầm)

3. Anh hùng Võ Thị Sáu – Người con gái Đất Đỏ huyền thoại (23/01/1952 - 23/01/2022)

 
Tiểu Sử Nữ Anh Hùng Liệt Sĩ Võ Thị Sáu, Tiểu Sử Võ Thị Sáu(Ngắn Lắm Rất Là Dễ Hoc)

Trong thời kháng chiến chống Pháp, Võ Thị Sáu là người nữ tù chính trị đầu tiên và duy nhất mà thực dân Pháp đày ra Côn Đảo và hành hình tại Đảo. Mỗi khi nhắc tới Côn Đảo người ta không thể không nhắc tới tên tuổi Võ Thị Sáu – những người chết còn trẻ mãi. Nhiều thế hệ cả nước đều gọi chị bằng hai tiếng rất gần gũi, thân thương là “Chị Sáu”, “Cô Sáu”. Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng. Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc 14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận Anh hùng Võ Thị Sáu – Người con gái Đất Đỏ huyền thoại (23/01/1952 - 23/01/2022) chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch. Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng. Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh. Kiên cường đến phút cuối Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo. Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa tội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”. Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại.
 
Viếng mộ chị Võ Thị Sáu lúc nửa đêm ở Côn Đảo - YouTube
"Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hi sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát"
                                                                                                 (Nguồn: Sưu tầm)
 

Nguồn tin: Thành Đoàn Bảo Lộc

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM TP. BẢO LỘC NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 13/03/2024

lượt xem: 208 | lượt tải:148

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜN

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜNG LỘC SƠN NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 28/01/2024

lượt xem: 225 | lượt tải:217

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐẠ

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐẠI LÀO NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 22/01/2024

lượt xem: 204 | lượt tải:326

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐA

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐAMB'RI NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 17/01/2024

lượt xem: 219 | lượt tải:483

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜNG

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜNG 1 NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 238 | lượt tải:332
tallieusinhhoatchidoan1
LOGOTD
vb twdoan
b4
cam nang
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay989
  • Tháng hiện tại26,365
  • Tổng lượt truy cập1,703,918
Vì biển đảo quê hương
Liên kết Website
connectfb
Top
top


Down
down
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây