NGÀY ĐOÀN VIÊN NĂM 2024

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 9/2019

Thứ ba - 03/09/2019 04:25
Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn tháng 9/2019
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Tháng 9/2019
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 74 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2019)

 
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 
       CHUYÊN ĐỀ
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH VỀ TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
(Tài liệu dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)

 
Phần thứ nhất
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG HỒ CHÍ MINH VỀ TINH THẦN
TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
 
Tìm hiểu trong Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập, Nxb CTQG, HN, 2011), chúng ta thấy chữ “trách nhiệm” xuất hiện 463lần, “tinh thần trách nhiệm” xuất hiện 116 lần, “có trách nhiệm” 72 lần, “chịu trách nhiệm” 63 lần, “làm tròn trách nhiệm” 13 lần, “trung thực” 24 lần, “miệng nói tay làm” 12 lần, “nói và làm” 3 lần. Thông qua những bài viết, bài nói chuyện và thực tiễn cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thức được những vấn đề cơ bản trong tư tưởng của Người về tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, nói đi đôi với làm, toát lên tấm gương sáng ngời cho nhiều thế hệ noi theo.Dưới đây là một số điểm cơ bản trong tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm
1.1. Về khái niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rõ khái niệm “tinh thần trách nhiệm” thông qua những từ ngữ rất giản dị, gần gũi, dễ hiểu, gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người. Theo Bác, “Tinh thần trách nhiệm là: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ”, đó là “khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công”. Ngược lại, người không có trách nhiệm là “Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy.” 1
Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, biết “nhận rõ phải, trái, đúng, sai”, tự mình xác định việc cần làm để làm cho có hiệu quả. Do đó, ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hết thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công việc phải làm; thể hiện thông qua việc nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng đường lối quần chúng. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tính tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình, đó là có tinh thần trách nhiệm cao.
1.2. Về yêu cầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm”2.“Mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu nước mạnh, quốc phòng vững mạnh”3, “phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội”4. Trong đó, cán bộ, đảng viên là người đi trước, làm gương cho nhân dân noi theo. Vì như Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhân dân ta thường nói: đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta”5. Khi “Cán bộ xung trước, Làng nước theo sau, Việc khó đến đâu, Cũng làm được hết”6.
Bất luận cán bộ, đảng viên hay quần chúng nhân dân, đã là người “có tinh thần trách nhiệm” đều phải tích cực tìm hiểu, học tập để nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, các mục tiêu hành động, phấn đấu đều là vì dân, vì nước, vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Do vậy, phải toàn tâm toàn ý, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
1.3. Về nội dung
Tinh thần trách niệm được Hồ Chí Minh chỉ rõ thông qua dẫn chứng rất cụ thể, dễ hiểu. Đó là, “Người nấu bếp, lo làm cho luôn luôn cơm lành canh ngon, bát đũa sạch sẽ. Không phí phạm của công. Tìm cách tăng gia, trồng rau, nuôi gà (có kế hoạch động viên anh em giúp). Khi anh em ốm yếu, thì có bát canh bát cháo. Khi bộ đội đang mải đánh giặc, thì tìm cách đưa cơm đến nơi cho anh em ăn. Khi tiếp tế khó khăn thì tìm mọi cách vượt qua, không để anh em thiếu thốn. Như thế là có tinh thần trách nhiệm. Người cán bộ quân sự, thì luôn luôn học hỏi chính trị và kỹ thuật, chiến thuật. Luôn luôn săn sóc đến tinh thần và vật chất của đội viên. Đoàn kết nội bộ. Giúp đỡ nhân dân. Kiên quyết chấp hành mệnh lệnh trên giao xuống. Khi đánh giặc thì làm cho toàn đội thấm nhuần tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Gặp việc khó khăn thì cố tìm cách giải quyết đúng. Như thế là có tinh thần trách nhiệm”7.
Mỗi người đều phải có trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, trước nhân dân; có trách nhiệm với công việc, với bản thân mình, với gia đình, quê hương.
Khi Tổ quốc lâm nguy thì “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”8. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở tinh thần đấu tranh quên mình cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Lịch sử Đảng ta đã có nhiều tấm gương điển hình tuyệt vời về trách nhiệm cao cả ấy. “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”9.
Phải có trách nhiệm đối với Đảng, tất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng viên phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết do Đảng đề ra; thực hiện tốt các nhiệm vụ của người đảng viên; chấp hành nghiêm Điều lệ, kỷ luật Đảng; tích cực tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh; luôn giữ vững tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: Suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới”10.
Phải có trách nhiệm với người khác, với bản thân, gia đình, quê hương. Biểu hiện cụ thể của các trách nhiệm nêu trên của mỗi người là trách nhiệm với chính mình, với “bổn phận”, công việc được giao. Khi xác định rõ “bổn phận”, trách nhiệm phải làm thì tự thân mỗi người tự giác, tự mình cố gắng vươn lên để hoàn thành trách nhiệm đó. Là một thành viên của xã hội, của tổ chức, mỗi người giữ một vị trí xã hội nhất định, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và thực hiện một công việc nhất định. Do vậy, hoàn thành nhiệm vụ được giao là kết quả thực hiện các trách nhiệm nêu trên.
14. Về cách thức thực hiện
Người có trách nhiệm thì phải làm tròn nhiệm vụ và muốn làm tròn nhiệm vụ, cần phải thực hiện theo tuần tự: “Đảng và Chính phủ điều tra, nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận nhằm vào lợi ích chung của nhân dân, đặt chính sách. Cán bộ phải nghiên cứu, hiểu suốt, thấm nhuần chính sách ấy. Theo chính sách ấy mà điều tra, nghiên cứu, hiểu suốt hoàn cảnh thiết thực của đơn vị mình, địa phương mình. Rồi đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực, để giải thích, tuyên truyền, cổ động quần chúng, làm cho mọi người hiểu thấu và ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ như là của họ, rồi thi đua thực hiện đầy đủ chính sách ấy. Như thế là làm trọn nhiệm vụ”11.
Bên cạnh đó, “Để thực hiện chính sách, làm trọn nhiệm vụ, cán bộ chẳng những phải chịu khó giải thích, tuyên truyền, cổ động mà còn phải bàn bạc với quần chúng, hỏi han ý kiến, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình... Tóm lại, phải đi đúng đường lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với nhân dân” 12.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực, nói đi đôi với làm
2.1. Về khái niệm
Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động, nói đi đôi với làm. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách của con người Việt Nam. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kỳ việc gì và hoàn cảnh nào. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn gắn liền với trách nhiệm. Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình và phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, kịp thời sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.
Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh đưa ra, đó là: Nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Nói đi đôi với làm không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động, cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.
Bởi vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải miệng nói tay làm, phải xung phong gương mẫu”13, “miệng nói tay làm, kịp thời giải quyết các vấn đề. Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo và quần chúng càng thêm khăng khít, công việc càng thêm dễ dàng”14. “Miệng nói tay làm, lý luận gắn liền với thực hành. Nó làm cho cán bộ tư tưởng thêm thông, lập trường thêm vững, lề lối làm việc thêm dân chủ”15.
Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền “phải miệng nói tay làm, phải tuỳ hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ nhân dân thực sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết. Muốn vậy cán bộ phải làm gương mẫu”16.
2.2. Về nội dung
Biểu hiện cụ thể của trung thực và trách nhiệm là nói đi đôi với làm, tập trung ở một số điểm chính sau đây:
Nói phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không được nói sai, xuyên tạc. Cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để triển khai thực hiện cho đúng và để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Không được “nói một đàng làm một nẻo”. Theo Bác, lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Cán bộ phải nói đi đôi với làm, nói trước làm trước để cho nhân dân noi theo.
Không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết, mình không làm việc nhưng hô hào người khác làm việc thì không được. Nếu hô hào phải cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mà bản thân lại lười biếng, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân; sống xa hoa, lãng phí trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thiếu thốn,... thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục.
Không được hứa mà không làm. Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. Làm ở đây chính là hành động, hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”17.
Hồ Chí Minh cho rằng, với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc”18.
Để tránh việc hứa mà không làm, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”19. Cán bộ lãnh đạo làm gương cho nhân viên; cấp trên làm gương cho cấp dưới; cán bộ, đảng viên làm gương cho nhân dân. Đồng thời, cần giao cho một đơn vị hoặc cá nhân thường xuyên kiểm tra, giám sát và nhắc nhở đối với những tổ chức, cá nhân đã đưa ra lời hứa và yêu cầu tổ chức, thực hiện cho đúng. Có những việc cần giao cho nhân dân kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện.
Người viết: “Vì trong cán bộ, có những đồng chí tốt, miệng nói tay làm, nhưng cũng có một số đồng chí “chỉ tay năm ngón”, không chịu làm”20 nên khó giáo dục quần chúng. Người yêu cầu, “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin - cho bộ đội tin ở mình”21. “Nói và làm, hiểu biết và thực hành không nhất trí. Thí dụ, khi thật hăng thì nói "hy sinh tất cả để phụng sự nhân dân", song khi gặp công việc gì khó khăn, nguy hiểm thì lo cho thân mình và gia đình mình trước. Nông dân cày ruộng, công nhân xây nhà. Người tiểu tư sản trí thức thì "xây không hay, cày không thạo", những điều hiểu biết phần lớn chỉ là hiểu biết trong sách, trên giấy. Do đó, tư tưởng và quan điểm không thiết thực, không cụ thể”22.
3. Tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm
Hồ Chí Minh không chỉ bàn luận đến tinh thần trách nhiệm, đức tính trung thực, nói đi đôi với làm mà chính bản thân Người là tấm gương mẫu mực về những đức tính đó. Tư tưởng và tấm gương của Người về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm là tấm gương sáng ngời cho chúng ta noi theo.
Từ những ngày thơ ấu đang sinh sống ở quê nhà (Nam Đàn, Nghệ An), rồi theo cha đi đến nhiều nơi, ra Bắc, vào Nam; tiếp đó là suốt 30 năm (1911 - 1941) bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, rồi trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cho đến lúc đi xa (năm 1969), Bác Hồ luôn là tấm gương sáng về đạo đức chuẩn mực, có tinh thần trách nhiệm, luôn trung thực, nói đi đôi với làm.
Ra đi tìm đường cứu nước với tinh thần tự giác, nêu cao trách nhiệm với Tổ quốc và đồng bào, Hồ Chí Minh mang theo hoài bão, khát vọng tìm được con đường vừa cứu được nước lại cứu được dân. Người tự phân tích, chỉ ra hạn chế trong con đường cứu nước của các vị tiền bối, nhận thấy cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”; cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật Bản giúp đỡ để đuổi Pháp, “chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; cụ Hoàng Hoa Thám trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng “còn nặng cốt cách phong kiến”23. Từ đó, Người tìm hiểu một số cuộc cách mạng tư sản, nhất là Đại cách mạng Pháp năm 1789 với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền và khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” nổi tiếng; cách mạng Bắc Mỹ với Tuyên ngôn độc lập năm 1776 tuyên bố về quyền con người, nhưng nhận thấy đây vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu cách mạng của dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Người tìm được và quyết định đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 của Lênin - lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới - người đã kế thừa và phát triển di sản vĩ đại của Mác - Ăngghen.
Sau khi tìm được con đường cứu nước phù hợp với nguyện vọng của dân tộc, Nguyễn Ái Quốc tự xác định trách nhiệm thức tỉnh dân tộc Việt Nam, trước hết là lớp thanh niên, trí thức yêu nước về nhiệm vụ và con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người xúc tiến các điều kiện thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi. Qua thời gian chuẩn bị về lý luận, tổ chức và cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc, thông qua Chánh cương vắn tắtSách lược vắn tắtChương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo, trong đó xác định rõ đường lối cách mạng Việt Nam. Người cũng ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Những văn kiện được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Giai đoạn 1930 - 1945, Hồ Chí Minh hai lần bị địch bắt, bị giam cầm trong nhà tù của kẻ thù. Trong hoàn cảnh lao tù, Người xác định “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”2, “Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”24. Trong những năm hoạt động bí mật ở chiến khu Việt Bắc, Người trải qua cuộc sống gian khổ, cùng nhân dân chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền. Khi kêu gọi nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh, Người xác định trách nhiệm của mình: “Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”25.
Muốn nêu gương cho mọi người, thì nói phải đi đôi với làm. Ở Hồ Chí Minh đã đạt đến sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức. Khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng cách mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói mà chính Người đã làm gương thực hiện trước. Bởi theo Người: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”26.
Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”27.
Trong quan hệ với Nhà nước và Nhân dân, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình, đó là nhận sự uỷ thác của quốc dân, đồng bào, hoàn thành trách nhiệm được Tổ quốc, nhân dân giao phó. Người nói rõ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”28.
Vì nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm mà từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện không tốt ở một số cán bộ, đảng viên: “Vác mặt làm quan cách mạng”; “nói mà không làm”; “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối quan chủ”; “miệng thì nói: “Phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”29. Chính Người là một mẫu mực giữa lời nói với việc làm, khi hướng dẫn nhân dân cấy lúa, tát nước, kéo lưới, Người xắn quần tát nước, cấy lúa, kéo lưới để nhân dân làm theo…
Trong lãnh đạo cách mạng, có lúc Đảng, Nhà nước phạm sai lầm, khuyết điểm. Trước khuyết điểm chung, với tinh thần dám chịu trách nhiệm, Người đứng lên, thay mặt Đảng, Chính phủ xin lỗi nhân dân. Người viết: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”30. Tháng 8/1956, trong Thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành, Người viết: “Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy, và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất”31.
Tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, tiết kiệm, giản dị không chỉ là mẫu mực cho mọi người Việt Nam học tập, làm theo mà còn được báo chí nước ngoài, bạn bè quốc tế nhiều lần nhắc đến, mến phục.
 
Phần thứ hai
ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM,
TRUNG THỰC, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

Từ năm 1925, trong Thư gửi Thanh niên An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh” cho thấy trách nhiệm nặng nề mà vinh quang của thanh niên. Tháng 9/1945, trong Thư gửi các em học sinh nhân Ngày khai trường đầu tiêncủa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”32. Từ đó về sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết, bài nói chuyện thể hiện sự dạy bảo, dặn dò, đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của thanh niên.
Thanh niên là một lực lượng năng động, sáng tạo, giàu nghị lực, có lý tưởng cao đẹp, có thể đảm đương và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khó khăn, nặng nề nhất khi cách mạng giao phó. Do vậy, thanh niên càng phải là lực lượng đi tiên phong trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là về tinh thần trách nhiệm, tính trung thực và nói đi đôi với làm.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm trong tình hình hiện nay, đoàn viên thanh niên cần tập trung vào một số vấn đề có ý nghĩa thiết thực sau đây:
1. Đoàn viên thanh niên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong thanh thiếu nhi.
Chúng ta đều biết, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng, là lực lượng kế thừa và tiếp bước các thế hệ đi trước để thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời là lực lượng dìu dắt thiếu niên, nhi đồng. Trong mọi công việc, thanh niên luôn thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”33. Số lượng đoàn viên thanh niên Việt Nam ước tính đến cuối năm 2018 là 24,6 triệu người, chiếm khoảng 25% trên tổng dân số Việt Nam. Bởi vậy, mọi hành động, việc làm của thanh niên đều tác động lớn đến tình hình đất nước, tạo ảnh hưởng rộng trong xã hội.
Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của thanh niên, có tác động to lớn đến tương lai đất nước. Mỗi khi thanh niên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là đối với thiếu niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.
Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, đoàn viên thanh niên cần dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm. Từ những vấn đề lý thuyết và tấm gương thực tế hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh để thanh niên tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo lời Bác dạy; phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo, làm gương sáng dìu dắt thiếu niên nhi đồng. Như sinh thời Người đã tin tưởng căn dặn: “đoàn viên phải miệng nói tay làm, phải xung phong gương mẫu”34.
Đoàn đã triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương “1 + 2”, cán bộ đoàn cấp trung ương và cấp tỉnh 1 năm tối thiểu có 2 tháng công tác tại cơ sở nhằm phát huy hiệu quả trong thu hút, tập hợp, đoàn kết thanh niên, gần gũi, nắm bắt tình hình thanh niên sát thực tiễn; thực hiện có hiệu quả Kết luận 06 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 01-CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 về việc “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn”; phong trào “3 trách nhiệm”: “trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với cộng đồng”,từ đó chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác, tham mưu với cấp ủy, phối hợp với các tổ chức liên quan trong thực hiện nhiệm vụ. 
Thanh niên không chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập và làm theo Bác về trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm mà còn phải tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều người trong xã hội, trước hết là những người xung quanh mình có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm; chỉ rõ tác hại của những hành vi vô trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc “nói thì hay mà làm thì dở” đối với bản thân, gia đình và xã hội. Qua đó, góp phần thúc đẩy mọi người tích cực hơn trong học tập và làm theo Bác. Bên cạnh đó, cần chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình thanh thiếu nhi hoặc các cơ sở Đoàn, Hội, Đội có những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hành theo tư tưởng, tấm gương của Bác về tinh thần trách nhiệm, trung thực nói đi đôi với làm.
Muốn vậy, thanh niên cần tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, đức tính trung thực, nói đi đôi với làm và tuyên truyền những tấm gương điển hình của đoàn viên thanh niên làm theo lời Bác thông qua các buổi sinh hoạt đoàn, đội, hội, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, các buổi dã ngoại, hoạt động vui chơi giải trí, sử dụng bản tin, sổ tay chi đoàn. Tổ chức giao lưu, giới thiệu, tuyên dương các tấm gương sáng, điển hình tiêu biểu, tạo sức lan tỏa rộng khắp; lấy điều tốt đẹp đó át dần thói vô trách nhiệm, dối trá, lý thuyết suông, lười lao động, thói ba hoa,...
2. Mỗi đoàn viên thanh niên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước.
Để xứng đáng với niềm tin yêu mà Bác Hồ gửi gắm đó, mỗi đoàn viên thanh niên cần xác định đúng đắn lý tưởng cách mạng, rèn đức, luyện tài, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh; luôn xác định được vai trò, trách nhiệm của mình đối với Đảng, đất nước, với nhân dân. Đó là thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới35.
Đặc biệt, chúng ta cần chú trọng, tập trung vào nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay. Thanh niên cần luôn tâm niệm về câu trả lời cho những vấn đề mà Hồ Chí Minh đã nêu trong bài nói chuyện với sinh viên và thanh niên tại Lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/11/1955“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”36.
Thanh niên phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình để đáp lại tình cảm của Bác Hồ giành cho thanh niên: “Bác rất yêu mến thanh niên. - Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng. - Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc. - Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần, thanh niên có; việc gì khó, thanh niên làm”. - Vì hai người đầu tiên chinh phục vũ trụ: Hai anh hùng Liên Xô, đồng chí Gagarin và đồng chí Titốp cũng là thanh niên”37.
Muốn vậy, phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.
3. Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm
Xác định rõ trách nhiệm của mình, thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng như Bác Hồ chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng. 
THEO DÒNG LỊCH SỬ
Những ngày đáng nhớ trong tháng 9

- 02/9/1945: Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- 02/9/1969: Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.
- 12/9/1930: Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- 20/9/1977: Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc.
- 23/9/1977: Nam Bộ kháng chiến.
- 27/9/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn.
- 30/9/1988: Kỷ niệm ngày mất của đồng chí Trường Chinh. 
02/9/1945: Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Cách mạng tháng tám thành công, Trung ương Đảng phái đồng chí Lê Đức Thọ lên chiến khu đón chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, Từ Liêm. Sau đó Người về ở nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.  Tại cuộc họp của chính phủ lâm thời, theo đề nghị của Người một chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện ở chính sách đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ được thành lập.
Buổi trưa ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội, trong cuộc mítting của trên 50 vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời. Bản tuyên ngôn độc lập khẳng định:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!… Nước ViệtNam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Tuyên ngôn độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà Người gửi cho hội nghị hòa bình ở Vec-xây năm 1919, là sự phát triển của chương trình Việt Minh mà người soạn thảo năm 1941. Nó là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng của nhân dân ta.
“Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên những máy chém, trên chiến trường. Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên - những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh).
Ngày độc lập 02/9/1945 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc.
Từ đó, ngày 02/9 trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

23/9/1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến
Chỉ 03 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.
7h sáng ngày 23/9, Xứ uỷ và Uỷ ban hành chính Nam Bộ (sau đổi tên thành Uỷ ban kháng chiến) họp khẩn cấp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết định phát động nhân dân kiên quyết kháng chiến chống xâm lược. Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong toả địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ sục sôi căm thù, nhất tề đứng dậy, xông ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Nam Bộ Kháng Chiến.
Chiều 23/9, cả Sài Gòn đình công, không hợp tác với Pháp. Các công sở xí nghiệp, hãng buôn đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy. Các ụ chiến đấu mọc lên khắp nơi. Ngay những ngày đầu, quân Sài Gòn đã tiêu hao sinh lực địch và phá huỷ một phần cơ sở vật chất của chúng. Tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn chấn động cả nước. Nhiều tỉnh Nam Bộ đưa lực lượng đoàn viên, thanh niên về góp sức với Sài Gòn chống quân xâm lược. 
Ban thường vụ Trung ương Đảng họp chủ trương đánh mạnh quân Pháp ở Nam bộ, quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trường để tạo điều kiện cho việc đấu tranh với quân Tưởng ở ngoài Bắc. Ngày 27/9/1945, chủ tich Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào miền Nam khẳng định quyết tâm kháng chiến của Đảng, chính phủ và nhân dân ta, chỉ rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Người nêu cao lẽ sống “thà chết tự do hơn sống nô lệ” của nhân dân ta. Đáp lời kêu gọi của Người, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ vùng dậy dũng cảm đánh trả kẻ địch có trang bị hiện đại, làm thất bại âm mưu của địch, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Tháng 02/1946, thay mặt chính phủ và đồng bào cả nước, chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng Tổ quốc”.
Nguồn: lichsuvietnam.vn
SỔ TAY NGHIỆP VỤ
Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn Tháng 9/2019, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn hướng dẫn đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú giai đoạn 2018-2022:
I. NƠI CƯ TRÚ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐOÀN NƠI CƯ TRÚ
1. Nơi cư trú: được nêu tại Hướng dẫn này là nơi đoàn viên đang thường trú, tạm trú hoặc địa bàn dân cư thuận lợi để đoàn viên chủ động đăng ký tham gia hoạt động.
2. Hoạt động Đoàn nơi cư trú: Là hoạt động của đoàn viên tham gia với cấp bộ Đoàn ở địa bàn dân cư (kể cả hoạt động ở cấp cơ sở và chi đoàn).
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TẠI NƠI CƯ TRÚ
- Đoàn viên là học sinh đang học tập tại các trường phổ thông (gồm Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên).
- Đoàn viên là sinh viên các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
- Đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
- Đoàn viên là công nhân, lao động trẻ làm việc trong các doanh nghiệp.
- Đoàn viên trong lực lượng vũ trang nhân dân (trừ đoàn viên trong các đơn vị chiến đấu của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân).
III. QUYỀN CỦA ĐOÀN VIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TẠI NƠI CƯ TRÚ
Việc tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú thể hiện ý thức trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tăng cường sự gắn bó giữa đoàn viên với nơi cư trú, giúp đoàn viên nắm được tình hình của địa phương cũng như có điều kiện tham gia đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của nơi đoàn viên cư trú. Vì vậy, đoàn viên cần có tính tự giác trong việc thực hiện quyền tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú. Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú có các quyền cụ thể sau:
- Được quyền đề nghị tổ chức Đoàn nơi cư trú tạo điều kiện tham gia các hoạt động do Đoàn - Hội - Đội tổ chức để rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
- Được quyền lực chọn địa bàn để tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú.
- Được tham dự và đóng góp ý kiến tại các buổi sinh hoạt định kỳ của Chi đoàn (nếu được Ban Chấp hành Chi đoàn mời dự) nhưng không được tham gia biểu quyết các vấn đề của Chi đoàn.
- Được quyền đề nghị tổ chức Đoàn nơi đăng ký hoạt động nhận xét, đánh giá, xác nhận về quá trình tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú; được khen thưởng, biểu dương khi có thành tích xuất sắc.
IV. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NỘI DUNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG  ĐOÀN TẠI NƠI CƯ TRÚ
- Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
- Hoạt động tình nguyện tham gia phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
- Hoạt động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của thanh thiếu nhi; các hoạt động chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
- Hoạt động góp ý các chủ trương, chính sách của địa phương về thanh thiếu nhi; hoạt động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
- Sinh hoạt Chi đoàn định kỳ.
V. QUY TRÌNH, THỦ TỤC GIỚI THIỆU, TIẾP NHẬN VÀ TỔ CHỨC CHO ĐOÀN VIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TẠI NƠI CƯ TRÚ
1. Đối với đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú:
Bước 1: Đoàn viên chủ động đăng ký địa bàn, thời điểm tham gia sinh hoạt Đoàn nơi cư trú với chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi trực tiếp quản lý.
Bước 2: Nhận giấy giới thiệu từ Đoàn cơ sở trực tiếp quản lý và nộp giấy giới thiệu cho Đoàn xã, phường, thị trấn nơi đăng ký tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú (Mẫu 1).
Bước 3: Thực hiện các nội dung đã đăng ký.
2. Đối với Chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi trực tiếp quản lý đoàn viên (thực hiện việc giới thiệu):
Bước 1: Chi đoàn tổng hợp thông tin đoàn viên đăng ký địa bàn, thời điểm tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú và báo cáo với Đoàn cơ sở để cấp giấy giới thiệu cho đoàn viên.
Bước 2: Đoàn cơ sở cấp giấy giới thiệu cho đoàn viên. Nếu là Chi đoàn cơ sở thì trực tiếp thực hiện việc cấp giấy giới thiệu.
Bước 3: Đoàn cơ sở, Chi đoàn lập danh sách đoàn viên hoạt động nơi cư trú để theo dõi, quản lý (Mẫu 3).
3. Đối với Đoàn xã, phường, thị trấn và chi đoàn nơi tiếp nhận đoàn viên tham gia hoạt động nơi cư trú:
Bước 1: Đoàn xã, phường, thị trấn tiếp nhận giấy giới thiệu về tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú do đoàn viên chuyển trực tiếp (hoặc danh sách được chuyển giao từ cấp bộ Đoàn trực tiếp quản lý đoàn viên Mẫu 2).
Bước 2: Bàn giao danh sách đoàn viên cho các Chi đoàn trực thuộc và hướng dẫn cho đoàn viên tham gia các hoạt động tại Chi đoàn.
Bước 3: Chi đoàn tiếp nhận đoàn viên, tổ chức các hoạt động để đoàn viên tham gia; lập danh sách quản lý và theo dõi kết quả hoạt động của đoàn viên hoạt động nơi cư trú (Mẫu 4).
VI. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐOÀN VIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TẠI NƠI CƯ TRÚ
Chi đoàn và Đoàn cơ sở nơi cư trú nhận xét, đánh giá kết quả tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú khi có yêu cầu của đoàn viên (Mẫu 5).
- Tiêu chí nhận xét, đánh giá:
+ Ý thức tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú.
+ Mức độ tham gia hoạt động của Đoàn tại nơi cư trú.
+ Kết quả tham gia hoạt động của Đoàn tại nơi cư trú.
- Căn cứ vào các tiêu chí trên khi được yêu cầu, Chi đoàn và Đoàn cơ sở đánh gía đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú theo 03 mức: tham gia hoạt động tốt, có tham gia hoạt động, có đăng ký nhưng không tham gia hoạt động. Kêt quả tham gia hoat động Đoàn nơi cư trú được bổ sung, ghi nhận vào kết quả đánh giá xếp loại đoàn viên hàng năm nơi đoàn viên đang sinh hoạt.
- Kết quả, thành tích của đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú, đóng góp cho tổ chức Đoàn tại nơi cư trú sẽ là cơ sở để ưu tiên trong xét các danh hiệu, các hình thức khen thưởng.
- Bản nhận xét, đánh giá trước khi chuyển cho đoàn viên phải có xác nhận của Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn nơi đoàn viên đăng ký hoạt động nơi cư trú.

 

Nguồn tin: Thành Đoàn Bảo Lộc

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM TP. BẢO LỘC NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 13/03/2024

lượt xem: 189 | lượt tải:119

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜN

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜNG LỘC SƠN NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 28/01/2024

lượt xem: 211 | lượt tải:216

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐẠ

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐẠI LÀO NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 22/01/2024

lượt xem: 192 | lượt tải:321

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐA

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ ĐAMB'RI NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 17/01/2024

lượt xem: 200 | lượt tải:461

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜNG

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM PHƯỜNG 1 NHIỆM KỲ 2024-2029

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 225 | lượt tải:318
tallieusinhhoatchidoan1
LOGOTD
vb twdoan
b4
cam nang
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay975
  • Tháng hiện tại20,789
  • Tổng lượt truy cập1,698,342
Vì biển đảo quê hương
Liên kết Website
connectfb
Top
top


Down
down
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây