Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Nguy hiểm hơn, một số em có quan niệm sai lầm cho rằng chơi thuốc lắc hay ma túy đá, ma tuý cỏ chỉ gây hưng phấn tức thời nhằm giải trí cho vui, chứ hoàn toàn không gây nghiện. Các em sử dụng ma túy đá, ma tuý cỏ để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng nó có sức tàn phá ghê gớm đến sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội: Chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi của mình, nặng hơn sẽ mắc bệnh tâm thần, suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, dẫn đến vô sinh; các cơ quan nội tạng sẽ nhanh chóng suy yếu, kiệt quệ, nó tàn phá hệ thống dây thần kinh, hủy hoại não bộ gấp nhiều lần so với thuốc lắc…
Nghiện ma túy là nguyên nhân làm gia tăng những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền; Nghiện ma túy làm lây lan đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng qua hành vi tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn do say thuốc lắc và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tệ nạn mại dâm; Gây tốn kém ngân sách Nhà nước thay vì để lo phúc lợi công cộng lại phải xây dựng cơ sở chữa bệnh, tổ chức lực lượng phòng, chống và giải quyết các hậu quả tác hại do tệ nạn ma túy gây ra đề nghị nhân dân hãy tích cực tham gia vào việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma túy bằng các hành động thiết thực như giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý;
Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý; Khi phát hiện các hành vi mua bán, sử dụng, trồng cây có chưa chất ma tuý cần báo ngay cho cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Ma túy có rất nhiều loại như: Heroin, cần sa, ma tuý đá, thuốc lắc, viên ma túy tổng hợp ... và được đối tượng buôn bán ngụy trang một cách tinh vi; lôi kéo người sử dụng dẫn đến nghiện ngập. Đáng báo động, đối tượng sử dụng ma túy tập trung ở độ tuổi thanh niên, thậm chí đã bắt đầu trẻ hóa đến tuổi vị thành niên và học sinh. Những kẻ buôn bán ma túy thường dụ dỗ các đối tượng học sinh, sinh viên bằng cách cho hút không mất tiền, khi đã nghiện thì các em sẽ trở thành công cụ để chúng kiếm tiền, đưa vào con đường: trộm cắp, cướp giật, mua bán ma túy.
Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh (Nếu có sử dụng)
Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng chống tái nghiện
Vì một xã hội tươi đẹp hơn “Hãy nói không với ma túy”“Hãy bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm hoạ ma tuý”.
Truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện liên tục và phát huy hiệu quả cao:
Truyền thông giúp người dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi an toàn về phòng, chống HIV/AIDS, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng, chống HIV cũng như các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi nhằm khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại và tiếp nhận các thông tin hữu ích về các yếu tố lây lan của HIV/AIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ; thúc đẩy cùng hành động, thực hiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ và làm giảm sự kỳ thị xã hội. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi giúp mọi người hiểu biết đúng đắn và đầy đủ hơn về HIV/AIDS, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.
Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi góp phần nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, thu hút dư luận xã hội ủng hộ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, duy trì bền vững những thành quả đã đạt được. Đồng thời, thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi còn góp phần định hướng cho mọi người thực hiện pháp luật và các chính sách về phòng, chống HIV/AIDS, kết nối và thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm HIV; chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và các dịch vụ hỗ trợ về kinh tế xã hội khác, tạo môi trường thuận lợi cho mọi người thực hiện các hành vi an toàn. Như vậy, công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cần thiết phải được tăng cường trong thời gian tới với những cách làm mới, thông điệp mới, áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để có hiệu quả cao nhất.
Truyền thông đại chúng: Tổ chức sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim ngắn về phòng, chống HIV/AIDS ... trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố, các Đài phát thanh, truyền hình huyện, thị xã cũng như hệ thống truyền thanh xã, phường; tăng cường truyền thông qua các chương trình giải trí trên truyền hình, các chương trình quảng cáo, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những người nổi tiếng về nội dung HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết... trên các báo in, báo điện tử có lượng người xem lón.
Truyền thông trực tuyến qua mạng xã hội: Tăng truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như (Facebook, Zalo, Tik Tok, Youtube, Viber, Lotus...); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet; thông qua các hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, videoclip, audioclip; kết nối các trang mạng xã hội của địa phương với các trang mạng xã hội của Cục Phòng, chống HIV/AIDS như: Fanpage Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam...
Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện: Tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm về HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, lấy lực lượng y tế xã và thôn bản làm nòng cốt, giao nhiệm vụ và định kỳ kiểm tra, giám sát kết quả và hiệu quả các hoạt động truyền thông; lồng ghép và đẩy mạnh truyền thông, tư vấn qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.